Kiến tạo không gian “Đất lành chim đậu”

Trung tâm nghiên cứu phát triển doanh nghiệp Châu Á (thành viên của Câu lạc bộ Doanh nghiệp thế giới - World Entrepreneurs Clup) đã thẩm định và cấp Chứng nhận và bình chọn sản phẩm/dịch vụ xuất sắc - đẳng cấp quốc tế năm 2022 cho Sáng kiến kinh tế: “Khu nông thị Lạc Nghiệp An Cư” (Sáng kiến) của Thạc sỹ Nguyễn Văn Cường – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư An Sinh Nhân Nghĩa (theo Chứng nhận số 90/2022-ASIA-DNCA). Đồng thời đã tổ chức trao giải thưởng trong Lễ công bố “Thương hiệu uy tín hàng đầu Châu Á 2022” vừa diễn ra vào ngày 28/8/2022 tại Nhà hát Quân Đội – Hà Nội, Việt Nam

Sáng kiến này nhằm cung cấp giải pháp xây dựng Nông thôn mới; miền núi và vùng đồng bào dân tộc phát triển thông minh, bền vững.
Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Cường – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư An Sinh Nhân Nghĩa, chủ sở hữu tác quyền của Sáng kiến
 

Ông Nguyễn Văn Cường nhận Chứng nhận sản phẩm/dịch vụ đạt chất lượng quốc tế 2022
cho Sáng kiến trong buổi Lễ Công bố Thương hiệu uy tín hang đầu Châu Á 2022

 
Lấy nông nghiệp giá trị cao làm lợi thế cạnh tranh quốc gia
PV: Chúng ta hiểu như thế nào về Khu nông thị và tại sao lại chú trọng phát triển Khu nông thị?
Khu nông thị hiểu ngắn gọn là đô thị mới ở nông thôn. Mô hình này nhằm xây dựng Nông thôn mới phát triển theo hướng “đô thị thông minh, bền vững” nhưng vẫn giữ vững, bảo tồn và phát huy cốt lõi của hệ sinh thái tự nhiên, lịch sử và văn hoá bản địa của địa phương
Vấn đề cốt lõi trong phát triển của mô hình này là tận dụng, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của từng địa phương như: điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên, con người và bản sắc văn hóa… để phát triển bền vững
Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời. Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, dân số thành thị của nước ta là trên 33 triệu người chiếm 34,4% tổng dân số; dân số nông thôn là khoảng 63 triệu người, chiếm 65,4% tổng dân số. Cho dù không phải tất cả, thì một số lượng rất lớn những người dân sống ở nông thôn đều làm nông nghiệp hoặc làm dịch vụ gắn với nông nghiệp, vì vậy chúng ta cần có một mô hình hữu hiệu để phát triển nông nghiệp, nông thôn
Bên cạnh đó, Báo cáo của Liên hợp quốc ngày 12/7/2021 và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã cho rằng có khoảng 30 quốc gia nghèo đối diện nạn đói, ít nhất 265 triệu người đang bị đẩy đến bờ vực của nạn đói. Báo cáo Triển vọng lương thực được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO)  công bố hai lần/năm, cho biết chi phí nhập khẩu lương thực của thế giới, bao gồm cả chi phí vận chuyển, ước đạt mức kỷ lục 1.715 tỷ USD trong năm 2021 mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giá lương thực tăng mạnh là do lượng nhập khẩu lương thực cơ bản tăng mạnh vào năm 2020. Giới chuyên gia dự báo, ngành Nông nghiệp thế giới phải tăng 60% năng suất mới đủ nuôi sống dân số ước tính đạt 9,3 tỷ người vào năm 2050. Đó là những con số rất ấn tượng để chúng ta thấy rằng thị trường lương thực của thế giới là rất lớn. Nếu Việt Nam phát triển nông nghiệp đến mức chúng ta có đủ lương thực cung cấp cho 100 triệu dân và xuất khẩu đi thế giới, chúng ta sẽ giàu.
Và vì thế tại sao lại không lấy lấy nông nghiệp giá trị cao làm lợi thế cạnh tranh quốc gia?

PV: Trong khi một số địa phương đang đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tại sao ông lại chủ trương xây dựng Khu nông thị, nó có khác với Khu đô thị hiện nay như thế nào, thưa ông?
Việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa là một chủ trương đúng và cần thiết để nâng cao chất lượng sống của người dân nhưng trên thực tế hiện nay, một số Dự án phát triển đô thị do Chủ đầu tư quá chú trọng đến lợi nhuận kinh doanh mà không chú trọng các vấn đề khác như hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập nước, kẹt xe hoặc đền bù giải tỏa không hợp lý dẫn đến thưa kiện kéo dài… tạo nên các vấn đề xã hội nan giải là gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế.
Phần lớn các Dự án bất động sản hiện nay đa số được các Chủ đầu tư khai thác để bán bất động sản và một số dịch vụ đắt đỏ khác như trung tâm thương mại, bệnh viện quốc tế, trường học quốc tế… chủ yếu phục vụ cho tầng lớp khá giả thượng lưu, mà không tạo ra được nhiều việc làm nên không tạo ra giá trị thực cho nền kinh tế vì không sản xuất ra hàng hóa mà chủ yếu là dịch vụ và “thổi giá” bất động sản lên quá cao so với giá trị thực của nó khiến người lao động có thu nhập trung bình trở xuống không có khả năng mua nổi một căn hộ để ở dẫn đến nguy cơ “bong bóng bất động sản” hoặc “Thành phố ma” (Khu đô thị xây dựng xong phải bỏ hoang do không có người mua).
Bên cạnh đó, hiện nay do nhu cầu mưu sinh nên người dân ở nông thôn có xu hướng tập trung đến các thành phố lớn, khu đô thị để tìm việc làm và tìm cơ hội đổi đời nhưng họ cũng khó thực hiện được điều đó vì đa phần khi đến các thành phố lớn thì họ chỉ được sống trong những căn nhà trọ chật hẹp và thu nhập chỉ đủ ăn. Việc tập trung dân cư vào các đô thị lớn tạo ra nhiều vấn đề nan giải cho xã hội như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội… Đại dịch Covid – 19 vừa qua là một kiểm chứng rất rõ ràng, do tập trung dân cư quá đông tại các Khu đô thị lớn nên khi đại dịch xảy ra, tình trạng quá tải về hạ tầng, y tế khiến chúng ta đôi lúc rơi vào khủng hoảng. Cho nên về lâu dài, tôi nghĩ nhất thiết Nhà nước phải có chính sách hợp lý để phát triển đồng đều các vùng miền, bố trí lại dân cư, di dân tự nhiên theo hướng “đất lành chim đậu”. Chính người dân là pháo đài vững chắc để giữ đất, giữ làng nhất là các vùng miền núi, biên giới hải đảo. Trong giai đoạn hiện nay cần phải đẩy nhanh phát triển Nông thôn mới và phải ưu tiên phát triển miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sáng kiến kinh tế: “Khu nông thị Lạc Nghiệp An Cư” bao gồm 10 chương trình hành động nhằm giải quyết hai nhiệm vụ trọng yếu:
Thứ nhất là Lạc nghiệp, tức tạo công ăn việc làm ổn định và thu nhập cao cho người dân như đào tạo, tập huấn, cung cấp giống, phân bón, vật tư và bao tiêu sản phẩm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị, phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trong chuỗi giá trị hàng nông sản. 
Thứ hai là An cư, tức quy hoạch hệ thống dân cư nông thôn được dựa trên điều kiện tự nhiên, đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt ổn định, thuận lợi trong giao thương và sản xuất, từng bước phát triển nông thôn theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của từng vùng miền. Từ đó, xóa dần khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Chính vì mô hình Khu nông thị của Sáng kiến giải quyết được hai nhiệm vụ cơ bản là tạo công ăn việc làm ổn định có thu nhập cao và chỗ ở có đầy đủ các dịch vụ hạ tầng an sinh xã hội, thiết chế văn hóa nên được xem là nơi “đất lành chim đậu”. Đó là điều khác biệt cơ bản của mô hình Khu nông thị so với các Khu đô thị hiện nay
Phải xem đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu

PV: Nhưng thực tế tại Việt Nam đất đai sản xuất nông nghiệp còn manh mún, kinh tế hộ nhỏ lẽ chiếm tỷ trọng cao, có mâu thuẫn với mục tiêu của Khu nông thị là xây dựng chuỗi giá trị?
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 27,2 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 82,3% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước và chiếm 88% tổng diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích. Hộ gia đình cá thể đang quản lý sử dụng 15 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 55% đất nông nghiệp của cả nước; tổ chức kinh tế đang sử dụng 2,7 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 10% đất nông nghiệp của cả nước. Cá nhân nước ngoài sử dụng 45.221 ha đất nông nghiệp, chiếm 0,14% tổng diện tích cả nước và chiếm 0,17% tổng diện tích đất các đối tượng sử dụng.
Để phát triển, chúng ta phải giải quyết được mâu thuẫn giữa tập trung ruộng đất, giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp và việc ổn định, nâng cao đời sống của người nông dân hay nói cách khác việc tích tụ ruộng đất thuận lợi cho đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu hết sức quan trọng. Do đó việc tích tụ ruộng đất là nhiệm vụ cần phải thực hiện, là yếu tố cơ bản quyết định việc triển khai thành công mô hình Khu nông thị chứ không hề có sự mâu thuẫn ở đây
Nước ta hiện nay dân số nông thôn là khoảng 63 triệu người, chiếm 65,4%; có 27,2 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 82,3% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước nên cần phải xem đất đai nhất là đất nông nghiệp kể cả đất rừng sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu. Cho nên cần phải sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích chính là sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra hàng hóa, của cải vật chất, tạo ra giá trị thật cho xã hội. Chỉ những khu vực nào đất đai cằn cỗi không canh tác được hoặc hiệu quả không cao thì mới nên xây dựng nhà ở hoặc làm các khu vui chơi giải trí, sân Golf

PV: Sáng kiến Khu nông thị nhằm cung cấp giải pháp cho vùng nông thôn, miền núi hướng tới sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tạo giá trị cao. Tuy nhiên, việc tích tụ đất đai dồn điền đổi thửa đang là rào cản, vậy có giải pháp nào cho vấn đề này?
Pháp luật đất đai đã có quy định cụ thể về nhận chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Điều 73 Luật Đất đai, Điều 193 Luật Đất đai năm 2013 Điều 16 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 15 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP), Điều 4 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để người dân và doanh nghiệp đầu tư tiến hành hợp tác, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để tích tụ ruộng đất, tạo ra quỹ đất lớn. Việc tích tụ ruộng đất không phải làm “nghèo” nông dân, mà là mô hình thay đổi tập quán canh tác từ quy mô nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn, từ sản xuất theo kinh nghiệm sang ứng dụng khoa học công nghệ; từ tổ chức bảo quản sản phẩm bằng hóa chất sang bảo quản bằng hệ thống kho, chiếu xạ; từ tổ chức mua bán phụ thuộc vào thương lái theo hướng theo hệ thống chuỗi, liên kết thị trường…Tuy nhiên để triển khai thành công việc tích tụ ruộng đất, cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải xác định để triển khai thành công Sáng kiến này thì đây không phải việc làm của một doanh nghiệp mà phải của tất cả các thành phần kinh tế trong mối liên kết 06 Nhà (1) Nhà nước – (2) Nhà nông [Hợp tác xã và nông dân] – (3) Nhà đầu tư [Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài] – (4) Nhà khoa học – (5) Nhà băng [Ngân hàng và các tổ chức tài chính] – (6) Nhà phân phối), trong đó vai trò quyết định sự thành công trong triển khai mô hình Khu nông thị đó là sự quyết tâm chính trị của người đứng đầu của các địa phương, doanh nghiệp muốn ứng dụng Sáng kiến, phải chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ để tạo sức lan tỏa cho Mô hình Khu nông thị.
Thứ hai, phải đặt công tác tuyên truyền, vận động lên hàng đầu, phải đi trước một bước và triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể.
Thứ ba, phải huy động được tất cả các nguồn lực của xã hội, phát huy sức mạnh đoàn kết, tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện các tiêu chí của Mô hình Khu nông thị.
 
Nghiêng đồng đổ nước ra sông

PV: Như vậy phải có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế như thế nào tại các Khu nông thị?

Khu nông thị có hiệu quả kinh tế cao nhờ áp dụng các mô hình kinh tế như: kinh tế tự chủ; kinh tế tuần hoàn; kinh tế chia sẻ và ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học quản trị nên doanh nghiệp đầu tư sẽ chủ động trong việc lập phương án kinh doanh, có khả năng sản xuất quy mô lớn; khả năng tiếp cận thị trường chuyên nghiệp nên không phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường lao động; quá trình sản xuất không phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu; có nhiều  giải pháp tối ưu về công nghệ, chủ động về nguồn vốn và thị trường.

Đây cũng chính là giải pháp để hóa giải ba lời nguyền: “manh mún, nhỏ lẻ, tự phát” và bài toán “được mùa mất giá, được giá mất mùa” trong nông nghiệp Việt Nam

PV: Xây dựng Khu nông thị dựa trên cốt lõi của hệ sinh thái tự nhiên, lịch sử và văn hoá bản địa của địa phương để cải tiến chất lượng sống của dân, ông giải thích thêm về khái niệm này
Nông dân, nông nghiệp, nông thôn là những hằng số của văn hóa Việt Nam. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những giá trị cơ bản của văn hóa Việt Nam được hình thành, được nuôi dưỡng, được trao truyền qua các thế hệ trong sự tương tác giữa các thành tố con người - nông dân, phương thức mưu sinh - nông nghiệp và không gian sống - nông thôn. Vì lẽ sinh tồn, để ứng phó với thiên tai, địch họa, “thay trời làm mưa” hay “nghiêng đồng đổ nước ra sông”, từ rất sớm, những người nông dân đã  cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi,  lúc thái bình hay trong lúc can qua. Trải qua những biến thiên của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy được tạo dựng, vun đắp, trở thành bản sắc dân tộc.
 Nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của người nông dân. Phương thức sản xuất nông nghiệp đã chi phối mạnh mẽ tới việc hình thành các giá trị văn hóa, các chuẩn mực ứng xử và các hoạt động văn hóa truyền thống. Đời sống tinh thần của người dân cũng gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đó là tín ngưỡng, là lễ hội, là các hình thức diễn xướng dân gian gắn với vụ mùa, gắn với những yếu tố của nghề nông.
 Nông thôn là không gian sáng tạo, trao truyền, phát huy bản sắc văn hóa và các giá trị văn hóa. Nông thôn, cả về phương diện học thuật và thực tiễn, đã bao chứa trong nó những yếu tố văn hóa truyền thống. Do đó, nếu không quan tâm đến yếu tố văn hóa thì sẽ không giải quyết vấn đề nông thôn một cách thấu đáo.
 
Khu nông thị là nơi “đất lành chim đậu”
PV: Có phải khu nông thị là giải pháp giúp nông dân làm giàu trên mảnh đất của mình mà không phải “tha phương cầu thực”?
Như đã nói ở trên, mô hình Khu nông thị của Sáng kiến giải quyết được hai nhiệm vụ cơ bản là tạo công ăn việc làm ổn định có thu nhập cao và chỗ ở có đầy đủ các dịch vụ hạ tầng, an sinh xã hội, thiết chế văn hóa… Không những thế khi người nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất của mình vào Khu nông thị, họ vẫn làm chủ trên mảnh đất của mình và được chia cổ tức, được đào tạo nghề và canh tác gia công cho doanh nghiệp trên chính mảnh đất của mình. Như vậy, ở một nơi mà mình luôn được làm chủ, có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao, có nhà ở tiện nghi, con cái được học hành và được chăm sóc cung cấp đầy đủ các dịch vụ an sinh xã hội thì ai dại gì lại lựa chọn con đường “tha hương cầu thực”!
 
Phi nông bất ổn
PV: Như vậy có thể hiểu nếu triển khai thành công, Khu nông thị sẽ là trụ đỡ cho vấn đề an sinh xã hội ở nông thôn và là lợi thế cạnh tranh của quốc gia về nông nghiệp?
Từ thực tế cho thấy, năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, “phi nông bất ổn” chưa bao giờ lại là chân lý vững chắc đến như vậy. Mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp Việt Nam bao gồm các  hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD khẳng định vai trò bệ đỡ cho nền kinh tế và “tấm nệm” cho công tác an sinh xã hội năm 2021, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. ĐiỀU đó cho thấy tiềm năng của các Khu nông thị - nơi sản xuất ra hang hóa lương thực, dược liệu… với quy mô lớn
Bên cạnh đó, vừa qua Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu chung xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Đây là một trong những cơ sở pháp lý và là một yếu tố thuận lợi trong việc triển khai thành công Sáng kiến
Đưa Sáng kiến vào thực tế cuộc sống

PV: Nguồn vốn đã sẳn sàng để thực hiện chương trình chưa và vốn từ đâu?
  • Tìm kiếm nguồn vốn và thị trường quốc tế cho các Dự án ứng dụng Sáng kiến, Công ty cổ phần đầu tư An Sinh Nhân Nghĩa  đã ký Hợp đồng hợp tác với Công ty KL Maritime - đại diện của 02 Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là Exim Creadit Bank (Dubai) và Sparco Bank G.A  (Surinam) và đang đàm phán ký MOU với một số tổ chức tài chính quốc tế khác
Đồng thời, Công ty cổ phần đầu tư An Sinh Nhân Nghĩa đang xây dựng kế hoạch phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt – Liên Hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Công ty KL Maritime tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: Đầu tư Sáng kiến kinh tế: “Khu nông thị Lạc Nghiệp An Cư”  - giải pháp xây dựng nông thôn mới, miền núi và vùng đồng bào dân tộc phát triển thông minh, bền vững" dự kiến diễn ra ngày 09/9/2022 tại Tòa nhà tài chính KLM, số 357 Trần Hưng Đạo, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng để tìm kiếm nguồn vốn và thị trường cho các Dự án ứng dụng Sáng kiến
Bên cạnh đó, từ những tôn chỉ cao đẹp nêu trên, Tôi hy vọng rằng, Sáng kiến sẽ tiếp cận được các nguồn vốn và sự hợp tác từ các tổ chức tài chính uy tín hàng đầu thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); hoặc thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như:

PV: Dự án nào sẽ bắt đầu cho chương trình này?
Sáng kiến đã được 03 Doanh nghiệp trong nước quan tâm, bắt đầu triển khai ứng dụng Sáng kiến vào Dự án đầu tư của mình, đó là:
  1. Công ty cổ phần công nghệ cao Trung Anh (TP.Hà Nội) ứng dụng Sáng kiến vào 02 Dự án “Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” tại phường Đồng Bẩm, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; diện tích 10,5 ha (theo Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 13/2/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên) và Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp” tại xú đồng Ụ Pháo, thôn Lễ Pháp, xã Tiên Dương, hyện Đông Anh, TP.Hà Nội; diện tích 25.738 m2 (theo Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 của UBND huyện Đông Anh, TP Hà Nội)
  2. Công ty cổ phần Thiên Đường Trên Mây (tỉnh Lâm Đồng) mong muốn ứng dụng Sáng kiến vào Dự án “Khu du lịch thể thao và giải trí Thiên Đường Trên Mây” diện tích 225ha đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư  (theo Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Hiện nay Công ty cổ phần đầu tư An Sinh Nhân Nghĩa và 02 doanh nghiệp trên đang rất quyết tâm để triển khai Sáng kiến, chúng tôi rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo các địa phương nơi có Dự án tọa lạc nhằm giúp việc ứng dụng Sáng kiến vào Dự án đầu tư được thành công
 
Xin cám ơn ông
PHÓNG VIÊN